Trước thời điểm 1/1/2013 – ngày Nghị định 18 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ và Thông tư 197 của Bộ Tài chính có hiệu lực, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Hồng
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định một số doanh nghiệp vận tải lớn hoặc gặp khó khăn có thể được ký hợp đồng với cơ quan đăng kiểm để tiến hành nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng.
Trường về các vấn đề liên quan:
Phóng viên:
Thưa Thứ trưởng, công tác chuẩn bị thực hiện Nghị định 18 và Thông tư 197 của Bộ Tài chính đã tiến hành như thế nào ?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Nghị định 18 đã được Chính phủ ký ban hành và có hiệu lực từ tháng 1/6/2012, tuy nhiên do công tác chuẩn bị cũng như tình hình kinh tế còn khó khăn nên Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ lùi thực hiện đến 1/1/2013. Đồng thời, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, ban hành Thông tư 197 hướng dẫn thực hiện Nghị định 18. Theo đó, kể từ 1/1/2013, việc thu phí sử dụng đường bộ với ô tô được thực hiện theo đầu phương tiện tại cơ quan đăng kiểm, trong khi với xe máy được tiến hành tại UBND cấp xã.
Nhiều cán bộ cấp xã phường cho rằng việc thu phí này sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực thực hiện, trong khi vẫn chưa có chế tài nào với những chủ phương tiện không nộp phí. Ý kiến của ông về vấn đề này ?
Trong Nghị định 18, toàn bộ phí sử dụng đường bộ thu từ xe máy sẽ được để lại cho địa phương để thực hiện công tác bảo trì đường bộ địa phương. Ngoài ra, UBND cấp xã được trính tối đa 20% tiền phí thu được để phục vụ cho hoạt động trực tiếp thu phí.
Trên thực tế, UBND cấp xã là nơi quản lý nhân khẩu, lại thường xuyên tiến hành thu các khoản thuế, phí khác (ví dụ như thuế đất đai) nên họ sẽ có điều kiện thực hiện thu phí sử dụng đường bộ dựa trên chính bộ máy nhân lực cũng như cơ quan công an đó. Trong thời gian tới, tôi hy vọng sự tự giác của người dân sẽ nâng cao thì việc thu phí sẽ được thực hiện toàn diện trên phạm vi cả nước.
Khoảng 35 triệu xe máy và 1,5 triệu ô tô phải nộp "thuế đường" từ 1/1/2013 tới
Hiện cả nước có tới 35 triệu xe máy nằm trong diện phải nộp phí. Vậy ông có lưu ý gì với việc thu phí này ?
Lưu ý lớn nhất với việc thu phí xe máy là cơ quan chính quyền địa phương từ UBND đến cơ quan công an phải quản lý được xe máy trên địa bàn, căn cứ vào đó tiến hành thu qua các hộ gia đình. Vì toàn bộ tiền thu được để lại địa phương nên địa phương nào thu được nhiều sẽ có nhiều kinh phí duy tu bảo dưỡng đường ở địa phương đó.
Một số doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Vậy Bộ GTVT có cách nào hỗ trợ không ?
Vấn đề thu phí với ô tô chúng tôi đã tính toán làm sao cho thuận lợi nhất với doanh nghiệp. Cụ thể là nộp phí tại cơ quan đăng kiểm theo các chu kỳ 3, 6, 9, 12, 18, 24 tháng tùy thuộc vào các doanh nghiệp và tình trạng của phương tiện.
Trong hai cuộc họp triển khai thực hiện Nghị định 18 và Thông tư 197 tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã giải quyết những thắc mắc này. Với những doanh nghiệp có số đầu xe lớn, chúng tôi giao cho các Chi cục Đăng kiểm ở các tỉnh, thành phố tiến hành hợp đồng và thu theo tháng. Với doanh nghiệp có nhiều xe sơ-mi rơ-moóc gặp khó khăn, họ có thể trình các cấp có thẩm quyền chứng thực hoạt động khó khăn, trên cơ sở đó cơ quan đăng kiểm sẽ tạm thời chưa thu phí sử dụng đường bộ. Qua quá trình thực hiện Nghị định 18 trong thời gian tới, chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Một số doanh nghiệp vận tải bày tỏ khó khăn, dừng hoạt động vì thiếu hàng, muốn gửi sổ đăng kiểm cho cơ quan đăng kiểm giữ và mong muốn được giảm, miễn phí thì sao, thưa ông ?
Vấn đề cụ thể này chúng tôi đã giao cho các cơ quan đăng kiểm trên cả nước. Căn cứ khai báo của doanh nghiệp cũng như xác nhận của cơ quan chức năng, cơ quan đăng kiểm sẽ xem xét tạo điều kiện cho doanh nghiệp chậm nộp hoặc miễn nộp trong những trường hợp cụ thể.
Nhiều chủ phương tiện mong muốn thu phí qua xăng dầu hoặc hỗ trợ giảm phí khi họ ít sử dụng xe ?
Trong biểu thu phí với xe con không kinh doanh vận tải của Thông tư 197, chúng tôi đã để mức phí thấp nhất 130 nghìn đồng/tháng. Quá trình xây dựng Nghị định 18 và Thông tư 197, chúng tôi đã tính toán với phương tiện ít sử dụng như xe con không kinh doanh vận tải sẽ chịu phí thấp.
Tuy nhiên tôi cũng nhấn mạnh là trong một số trường hợp như vậy, người dân cũng cần có tinh thần đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước mà cụ thể là thông qua việc nộp phí. Nếu chúng ta quá chi li trong vấn đề này thì cơ quan Nhà nước rất khó triển khai.
Các doanh nghiệp quan tâm đến việc công bố danh sách các trạm thu phí sẽ dừng hoạt động giúp doanh nghiệp tính toán giá cước vận tải cho phù hợp. Vậy khi nào sẽ có danh sách này, thưa ông ?
Chúng tôi đang trình danh sách cuối cùng lên Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng có quyết định chính thức trong những ngày tới. Tôi được biết chậm nhất vào ngày 25/12 sẽ công bố chính thức các trạm thu phí dừng hoạt động.
Như vậy những trạm thu phí BOT thường có mức thu rất cao vẫn duy trì ?
Khi xây dựng dự thảo Nghị định 18, chúng tôi xác định rõ những trạm thu phí theo hình thức BOT (xây dựng kinh doanh chuyển giao – PV) không nằm trong diện xóa bỏ lần này vì các trạm này do các nhà đầu tư bỏ ra đầu tư xây dựng một tuyến đường với tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cao, được hoàn vốn thông qua việc thu phí. Các mức thu phí được cơ quan thẩm quyền cho phép trong từng giai đoạn để đảm bảo hoàn vốn cho nhà đầu tư. Hiện cả nước có khoảng 56 trạm thu phí, trong đó có 14 trạm của Nhà nước sẽ dừng thu, còn lại là các trạm BOT vẫn tiếp tục thu.
Xin cảm ơn Thứ trưởng !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét